Mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) là một công cụ phân tích chiến lược quan trọng và thông dụng trong kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Nó giúp tổng hợp và đánh giá các yếu tố nội bộ và ngoại biên của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mô hình SWOT và xem xét ví dụ cụ thể về cách một doanh nghiệp có thể áp dụng nó để đạt được lợi ích chiến lược.

Nội dung bài viết:
1. SWOT là gì?
SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats) là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh nổi tiếng. Mô hình này bao gồm 4 yếu tố được viết tắt bởi 4 chữ viết tắt là S – Strength (Điểm mạnh), W – Weakness (Điểm yếu), O – Opportunity (Cơ hội) và T – Threat (Thách thức). SWOT được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh nhằm để phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, nó còn được dùng cho mỗi cá nhân để phân tích bản thân, dựa vào đó lập kế hoạch cho tương lai.
2. Phân tích SWOT là gì?
Một doanh nghiệp muốn thành công thì phải phân tích SWOT. Làm rõ ra, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), Threat (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

3. Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT
3.1 Ưu điểm
Không tốn bất kỳ chi phí nào: Bạn chỉ cần phải tiêu tốn chất xám và công sức mà không cần bỏ ra bất kỳ khoản tiền nào. Đây là ưu điểm cực lớn của mô hình SWOT, rất hợp lý cho các doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường bởi vì bạn không cần bỏ chi phí thuê các chuyên gia mà vẫn có thể tự mình tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như người quen, Internet và báo cáo của công ty để phân tích.
Kết quả quan trọng: Kết quả thu được từ mô hình SWOT là rất quan trọng và có thể giúp ích cho tất cả các đối tượng muốn nắm bắt một cách tổng quát về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Kết quả đó là tiền để cho các kế hoạch được triển khai thành công trong tương lai.
Đột phá ý tưởng mới: Phân tích mô hình SWOT đem lại rất nhiều ý tưởng đột phá kinh doanh. Khi nhìn một cách tổng quan tất cả các yếu tố, bạn có thể nghĩ ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo một cách dễ dàng hơn.
3.2 Nhược điểm
Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Các kết quả được đưa ra từ mô hình SWOT thường khá đơn giản. Vì vậy, những phân tích thường chưa được sâu sắc, chưa thể hiện đầy đủ các khía cạnh khiến cho việc đề xuất phương pháp và đi vào triển khai đôi khi không hiệu quả.
Phân tích chủ quan: Phân tích SWOT có một nhược điểm khá lớn đó là thường mang tính chủ quan mà thiếu xem xét đến các yếu tố khách quan hay nhiều vấn đề thực tế khác. Đôi khi người lập mô hình sẽ phân vân và không chắc chắn với những yếu tố mình đưa ra vì không biết nó có thật sự đúng với hiện thực hay không.
Không đưa ra hành động cụ thể: Vì mô hình SWOT chỉ đưa ra một sự khái quát về tình hình của cá nhân, tổ chức mà chưa khai thác sâu. Thế nên, các phương pháp và hành động đưa ra thường chung chung và không được cụ thể lắm.
Cần thực hiện nghiên cứu bổ sung: Một điều chắc chắn là nếu muốn lập một kế hoạch hoàn chỉnh thì bạn không nên chỉ dựa vào mô hình SWOT mà còn phải thực hiện các nghiên cứu khác. Ví dụ nghiên cứu hành vi, nhu cầu khách hàng, thói quen mua sắm thông qua các cuộc khảo sát định tính, nắm bắt tình hình thực tế.
4. Cách xây dựng mô hình SWOT
Thông thường, sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng cột 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên bạn cũng có thể liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách. Cách trình bày như thế nào tùy mỗi người. Sau khi thảo luận, thống nhất phiên bản SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều nhất cho đến ít ưu tiên nhất.

4.1 Strength – Thế mạnh
Yếu tố thế mạnh giải quyết những điều mà doanh nghiệp đặc biệt làm tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, ý tưởng bán hàng độc đáo, nguồn nhân lực tuyệt vời, chuyên nghiệp và bộ máy lãnh đạo xuất sắc.
Những câu hỏi để mở rộng yếu tố thế mạnh:
- Sự yêu thích của khách hàng về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn là gì?
- Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
- Đặc tính thương hiệu thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
- Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
- Những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
Đừng quên cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng ngành. Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy cứ viết ra những Unique Selling Proposition (USP) của công ty và có thể bạn sẽ tìm ra điểm mạnh từ những đặc điểm đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần để ý liên tục tới đối thủ của mình. Chẳng hạn nếu tất cả các đối thủ khác đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa hẳn là lợi thế của bạn.
4.2 Weakness – Điểm yếu
Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành điểm yếu cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp chủ quan, không thể nhìn ra những thiếu sót của doanh nghiệp.
Tương tự, cũng có một vài câu hỏi sẽ giúp nhận ra điểm yếu:
- Khách hàng của bạn không ưa thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Những phàn nàn hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
- Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
- Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
- Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
- Những yếu tố quan trọng nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
Đối với điểm yếu, bạn cần có cái nhìn tổng quan về khách quan và chủ quan, xem đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không, những điểm yếu người khác thấy mà bạn không nhận ra, và những mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến liệu có đi sai hướng hay không. Hãy thật thẳng thắn đối diện với điểm yếu của mình.
4.3 Opportunity – Cơ hội
Cơ hội bao gồm những khả năng doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển. Cơ hội có thể xuất phát từ nhiều nguồn, bao gồm:
- Xu hướng phát triển trong công nghệ và thị trường.
- Những chính sách của Chính phủ mà doanh nghiệp bạn có thể tận dụng.
- Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống, thói quen.
- Sự kiện toàn địa cầu hoặc địa phương.
- Xu hướng của khách hàng theo từng năm.
Một số câu hỏi dùng để phát hiện cơ hội:
- Làm thế nào để có thể cải thiện doanh số bán hàng/hỗ trợ khách hàng hiện có hay hỗ trợ khách hàng tiềm năng?
- Những kiểu truyền thông nào sẽ tiếp cận hiệu quả đến khách hàng nhất?
- Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?
- Phương pháp tối ưu quy trình làm việc và sự đoàn kết trong doanh nghiệp của bạn là gì?
- Có ngân sách, công cụ hoặc tài nguyên, nhân lực nào mà doanh nghiệp bạn chưa khai thác triệt để không?
- Hay, những kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự khai thác?
4.4 Threat – Thách thức
Thách thức hoặc rủi ro là những yếu tố có thể gây ra khó khăn hoặc thách thức đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.
Một số câu hỏi dùng để phát hiện thách thức hoặc rủi ro trong phân tích SWOT:
- Đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện trong ngành của bạn có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?
- Thay đổi trong các quy định pháp luật có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn như thế nào?
- Xu hướng thị trường hiện nay thay đổi và có tiềm năng gây khó khăn cho doanh nghiệp không?
- Tình hình kinh tế toàn cầu hoặc địa phương có những biến động tiêu cực nào mà doanh nghiệp cần đối mặt?
- Những rủi ro nội bộ như lương thưởng không hợp lý hoặc vấn đề về tài chính có thể gây trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp?
Phân tích SWOT cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về tình hình nội và ngoại của họ. Nó giúp xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi, và lên kế hoạch để khắc phục những điểm yếu và tận dụng cơ hội, đồng thời đối phó với thách thức và rủi ro. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần sử dụng phân tích SWOT như một công cụ linh hoạt, không chỉ để đánh giá tình hình mà còn để thực hiện các biện pháp cụ thể dựa trên các phát hiện từ phân tích.
5. Ví dụ về mô hình SWOT của doanh nghiệp TH TRUE MILK
TH True Milk, hay Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH Joint Stock Company), là một công ty thuộc tập đoàn TH, được thành lập vào năm 2009 và có trụ sở chính tại 166 Nguyễn Thái Học, P.Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An.
Điểm mạnh của TH True MILK:
- Lợi thế về xuất phát điểm: TH True Milk có lợi thế đầu tư mạnh mẽ ngay từ đầu, bao gồm nguồn vốn ổn định từ Ngân hàng TMCP Bắc Á, nhà máy và trang trại có quy mô lớn mạnh và tiên tiến nhất Đông Nam Á, quy trình sản xuất được phối hợp nhịp nhàng từ nuôi đại trà đến phân phối rộng rãi, và độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
- Văn hóa tổ chức: TH True Milk có văn hóa tổ chức thân thiện với môi trường và xã hội, với 5 giá trị cốt lõi mang sứ mệnh đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng tốt nhất và gắn kết với cộng đồng.
- Thương hiệu vì cộng đồng: Công ty tham gia và xây dựng nhiều dự án thiện nguyện nhằm đóng góp cho cộng đồng, bao gồm trao bê xóa nghèo, trao tặng học bổng, thành lập trang trại và nhà máy giúp tạo việc làm, quyên góp sữa cho các khu vực có nhiều hộ nghèo. Công ty cũng là nhà tài trợ cho nhiều dự án cộng đồng khác.
Điểm yếu của TH True MILK:
- Chi phí vận hành: Chi phí vận hành trong khâu chăn nuôi bò sữa và sữa hữu cơ có thể là điểm yếu với số tiền đầu tư lớn và chi phí cao trong sản xuất.
- Giá thành: Giá thành sản phẩm của TH True Milk ban đầu đã cao hơn so với các thương hiệu sữa khác, tạo áp lực trong cạnh tranh trên thị trường sữa Việt Nam.
- Thị trường sữa: Thị trường sữa tại Việt Nam có mức độ cạnh tranh cao với nhiều thương hiệu, và khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Điều này đòi hỏi TH True Milk phải tìm cách tạo thêm giá trị và tư duy sáng tạo để tạo độ phân biệt.
Cơ hội của TH True MILK:
- Cơ hội phát triển toàn cầu: TH True Milk đã tiếp cận thành công thị trường trong nước và có thể mở rộng ra thị trường quốc tế.
- Chú trọng đến sức khỏe người tiêu dùng: Doanh nghiệp có cơ hội phát triển dòng sản phẩm sữa hữu cơ và thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
Thách thức của TH True MILK:
- Mức độ cạnh tranh cao: Cạnh tranh về giá sản phẩm và sản phẩm thay thế trong thị trường sữa đang đặt ra thách thức về giá thành và cách thức tiếp cận khách hàng.
- Cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế: Ngoài sữa, TH True Milk đối mặt với cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế như sữa bột, sữa hạt, trà xanh, trà ô long và nước ép hoa quả. Điều này đòi hỏi công ty phải tìm cách để duy trì độ phân biệt và tiếp tục thu hút khách hàng.
- Chấp nhận cam kết: Điều quan trọng là duy trì cam kết với cộng đồng và thúc đẩy những cam kết này vào tương lai. Đây là một thách thức khi mở rộng quy mô sản xuất và phát triển, đồng thời giữ vững lợi ích cho cộng đồng.
Mô hình SWOT giúp cho doanh nghiệp như Trung Nguyên xác định những điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi của họ, cũng như cơ hội và rủi ro trong môi trường kinh doanh. Bằng việc phân tích và tận dụng những điểm mạnh và cơ hội, đồng thời đối phó với những yếu điểm yếu và rủi ro, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược cụ thể để phát triển và đạt được sự thành công. YCC hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn!