Lý do khiến việc tối ưu website dậm chân tại chỗ, bài viết không lên được TOP là do chính SEOer không có một kế hoạch SEO cụ thể. Để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát cũng như hiểu rõ các bước lập kế hoạch SEO từ khóa, YCC sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ các bước triển khai SEO giúp tối ưu công cụ tìm kiếm.
Nội dung bài viết:
1. Tổng quan về lập kế hoạch SEO từ khóa
Lập kế hoạch SEO từ khóa là một công việc hết sức quan trọng mà trước khi bắt đầu một chiến dịch SEO nào các bạn đều phải thực hiện.

1.1 Lợi ích của việc lập kế hoạch SEO từ khóa
Lập kế hoạch là công việc đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện một chiến dịch nào đó. Khi lập kế hoạch bạn sẽ xác định được mục đích cụ thể của mình là gì? Từ đó có thể thu về kết quả tốt nhất.
Mặc dù vậy, nhưng vẫn có nhiều người xem nhẹ hoặc lập kế hoạch một cách sơ sài. Nếu bạn không thực sự nghiêm túc và không dành hết tâm huyết vào chiến dịch của mình thì đừng mong đợi có một kết quả tốt nào sau chiến dịch.
1.2 Quy trình làm SEO
SEO là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, lâu dài mới có được kết quả, bạn không thể đưa website của bạn lên Top Google ngay được. Chình vì vậy, YCC sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình làm SEO cơ bản sẽ bao gồm:
– Nghiên cứu keyword
– Xây dựng nội dung Content
– Tối ưu Onpage
– Tối ưu Offpage
– Theo dõi kết quả
– Tối ưu nâng cao
– Tối ưu CRO – tỷ lệ chuyển đổi

2. Chi tiết quy trình lập kế hoạch SEO từ khóa
2.1 Phân tích Website
Phân tích Website là bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch SEO từ khóa. Đây là bước quan trọng, giúp bạn biết được mình đang thiếu cái gì?
Bạn cần phân tích các yếu tố sau:
– Tuổi đời tên miền (domain): Tên miền càng lâu thì càng có lợi cho quá trình SEO
– Cấu trúc website, trang chủ, danh mục, bài viết… đã chuẩn SEO chưa?
– Website đã được tối ưu onpage tốt chưa?
– Tốc độ tải trang nhanh hay chậm?
– Website của bạn đã có Sitemap và Robots.txt chưa?
– Kiểm tra web “index, noindex”
– Url đường dẫn không được chứa tham số động ( ví dụ chứa các kí tự đặc biệt như: = ,%,$,#,?,!,@)
– Thứ hạng từ khóa Website hiện tại có chưa?
– Hệ thống backlink như thế nào?
– Pagespeed tốt hay chưa?
– Thứ hạng website hiện tại là bao nhiêu?
– Thống kê thứ hạng website hiện tại, đánh giá lợi thế và hạn chế của web mình
2.2 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực, những biến động và sự thay đổi trong thị trường, từ đó bạn sẽ hoạch định ra những kế hoạch để phát triển thương hiệu thông qua website, nâng cao hiệu quả công việc
Một số lưu ý khi thực hiện nghiên cứu thị trường:
– Xác định mục tiêu và vấn đề
– Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp: Một số phương pháp có thể sử dụng như: phỏng vấn, phỏng vấn sâu, thử nghiệm, quan sát hành vi…
– Đặt ra câu hỏi nghiên cứu thị trường: Câu hỏi càng cụ thể thì bạn sẽ thu về câu trả lời rõ ràng, từ đó thu được những thông tin chất lượng nhất.
– Tiến hành thu thập thông tin
– Thu thập dữ liệu
– Đánh giá thị trường: đánh giá nhu cầu hiện tại và đưa ra nhận định xu hướng trong tương lai. Từ đó đưa ra chiến lược phù hợp để có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
2.3 Phân tích đối thủ
Sau khi đã trải qua các bước phân tích website và nghiên cứu thị trường để xác định mình đang ở đâu thì đây là lúc bạn tìm hiểu về đối thủ của mình và đưa ra những kế hoạch để tăng tốc và cạnh tranh với đối thủ của mình.
Các bước phân tích đối thủ:
Đầu tiên bạn sẽ chọn ra một vài từ khóa chính liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh sau đó gõ các keyword lên Google để tìm kiếm đối thủ cạnh tranh. Để lên được Top cao trên Google bạn phải chọn những đối thủ nằm từ TOP 1 – TOP 5 trên top Google. Sau khi xác định được 3-5 đối thủ bạn sẽ vào từng trang web để bắt đầu phân tích về chất lượng website và nội dung học SEO, cách học triển khai nội dung.
2.4 Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một công việc không hề đơn giản. Công việc này đòi hỏi ở người nghiên cứu phải có sự am hiểu về sản phẩm và cả những kiến thức SEO. Bởi chỉ như vậy, họ mới tìm ra được bộ từ khóa đắt giá và có khả năng chuyển đổi khách hàng cao.
Sau đây là các cách nghiên cứu từ khóa để có khả năng chuyển đổi cao:
– Xác định lĩnh vực mình cần SEO
– Xác định chính xác từ khóa gốc
– Kiểm tra độ khó của từ khóa
Xem thêm: Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả nhất 2022
2.5 Xây dựng cấu trúc website
Đây là bước quan trọng tiếp theo khi bạn đã hoàn thành công việc nghiên cứu từ khóa và có được một bảng từ khóa hoàn chỉnh.
Thông thường trong một website sẽ có 4 loại đường dẫn lên Top Google đó là: Trang chủ, Chuyên mục, Bài viết và Thẻ tag. Bạn cần xếp nhóm các từ khóa và xác định vị trí SEO cho từ khóa đó vào các chuyên mục cụ thể.
Sau khi phân chia từ khóa, lập bảng từ khóa cần SEO và xác định đường dẫn SEO, bạn đã xây dựng được cấu trúc nội dung trên website.
2.6 Đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO
Việc đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO sẽ giúp bạn kiểm soát được tiến độ công việc và đo lường mức độ hiệu quả của kế hoạch SEO từ khóa. Qua đó bạn sẽ có những điều chỉnh hợp lý nhằm đi đúng với mục tiêu đề ra, thu về nhiều giá trị
2.7 Hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự
Sau khi đã lập kế hoạch những công việc bạn phải làm trong chiến dịch này. Để có thể vận hành được kế hoạch SEO thì bạn cần phân bổ ngân sách và nhân sự để triển khai và duy trì dự án SEO.
2.8 Tối ưu Technical
Sau khi đã phân tích web của mình và của đối thủ, bạn sẽ biết được sự hạn chế của web mình? Từ đó bạn cần tối ưu cho website, khắc phục hạn chế của mình, bạn có thể tham khảo web của đối thủ.
Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi tối ưu Onsite:
– Tốc độ trang web
– Tối ưu hóa Crawlability
2.9 Triển khai bài viết chuẩn SEO
Một bài viết chuẩn SEO là một bài viết mang đến những thông tin bổ ích thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng và sử dụng các kỹ thuật SEO vào trong bài viết để thúc đẩy từ khóa lên Top Google.
Một số yếu tố không thể thiếu trong một bài viết chuẩn SEO:
* Mở bài: Giới thiệu được nội dung chính của bài viết, ở phần này bạn cần chèn từ 1 đến 2 từ khóa chính và một số từ khóa liên quan
* Thân bài: Cần triển khai ý một cách rõ ràng, đảm bảo mỗi ý có Heading chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan. Lưu ý cần chèn từ khóa chính và Anchor text một cách tự nhiên, không lạm dụng quá nhiều.
* Kết bài:
Ở đoạn này bạn cần tóm lược lại nội dung chính và những phần quan trọng của bài viết, hạn chế việc viết quá dài chỉ dao động từ 80 – 150 từ. Bạn có thể đề cập đến tên thương hiệu của mình ở phần cuối để giúp cho người đọc nhớ đến thương hiệu của bạn
2.10 Tối ưu Onpage
Những công việc mà các SEOer phải làm khi tối ưu Onpage:
– Tối ưu URL
– Tối ưu Title
– Tối ưu Heading 1
– Tối ưu Heading 2-3
– Tạo Table of Content – Mục lục
– In đậm keyword chính trong bài
– Độ dài bài viết
– Semantic Keyword
– Tối ưu Hình ảnh
– Tối ưu thẻ Meta Description
2.11 Testing A/B
Testing A/B là phương pháp giúp các doanh nghiệp phân tích hành vi của người dùng để thực hiện tối ưu hóa website.
2.12 Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
– Tối ưu Landing Page
– Tối ưu traffic
– Tạo bất ngờ với khách hàng bằng khuyến mãi, miễn phí
– Điều hướng người dùng về trang bán sản phẩm. Bởi mục đích chính của bạn là bán được hàng.
– Tỷ lệ chuyển đổi của một website càng cao cho thấy bạn đã làm tốt công việc tối ưu nội dung và giao diện,… vì vậy người dùng sẽ ở lại trang của bạn lâu hơn
2.13 Xây dựng chiến lược backlink
Cách xây dựng backlink chất lượng cho website:
– Bạn nên xây dựng backlink khi website đã có nội dung và được Google index
– Ưu tiên xây dựng backlink từ các website vệ tinh, có uy tín
– Tìm kiếm diễn đàn liên quan đến lĩnh vực của mình và chọn ra những diễn đàn chất lượng
– Đăng bài viết lên các diễn đàn rồi chèn link
– Không đặt backlink trên những trang không liên quan đến lĩnh vực của bạn.
– Các bài viết dùng để xây dựng backlink phải là những bài viết chuẩn SEO
2.14 Quản trị Website và đo lường hiệu quả
Công việc này nhằm mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Công việc của một người quản trị website bao gồm các việc như: duy trì server, fix lỗi code, thiết kế logo và nội dung, theo dõi traffic, xây dựng các thành tố của website,… quản lý content up lên website, và tối ưu SEO,… Công việc này cần phải được duy trì đều đặn theo từng ngày, từng tuần, từng tháng.
3. Những câu hỏi thường gặp về lập kế hoạch SEO từ khóa
3.1 Mục đích của việc lập kế hoạch SEO từ khóa tổng thể để làm gì?
Bất cứ một công việc nào nếu không có một kế hoạch cụ thể với những mục tiêu rõ ràng chắc chắn sẽ không đem lại kết quả tốt hoặc có thể thất bại. Vậy nên khi triển khai một chiến dịch SEO, việc thực hiện khâu lập kế hoạch SEO để xác định rõ mục tiêu và kết quả mong muốn là vô cùng quan trọng
3.2 Triển khai một chiến lược SEO sau bao lâu sẽ thấy được kết quả?
Tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh vào lĩnh vực bạn đang làm. Nếu bạn gặp những đối thủ rất mạnh và họ cũng đang triển khai SEO thì bạn có thể phải mất từ 6 đến 12 tháng mới có thể cải thiện được thứ hạng của website. Còn đối với những thị trường dễ thì t sẽ mất khoảng 3 tháng là bạn đã có thể thấy được kết quả.
3.3 Các công cụ nào hỗ trợ cho việc lập kế hoạch SEO?
Các SEOer có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ lập kế hoạch SEO từ khóa như: công cụ Phân tích SWOT, Thiết lập mục tiêu với SMART.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về việc lập kế hoạch SEO từ khóa tổng thể chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức về SEO. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các dịch vụ SEO mà YCC đang cung cấp, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại giá trị tốt đẹp cho doanh nghiệp của bạn.