Inbound và outbound là gì? Điểm khác biệt & cách vận dụng

Sự khác biệt giữa Inbound và outbound là gì? Liệu việc thực hiện Inbound marketing có đồng nghĩa với hiệu quả, trong khi outbound marketing lại kém hiệu quả và “đốt tiền”?

SEO audit la gi Dich vu SEO Audit Uy tin tai YCC 7
Inbound và outbound là gì?

Inbound và outbound là gì?

Inbound marketing là gì?

Dưới góc độ inbound, marketing là phương pháp thu hút khách hàng về phía thương hiệu một cách tự nhiên thông qua quá trình ‘điều hướng’. Trong ngữ cảnh này, nhiệm vụ của bạn là làm thế nào để thuyết phục đối tượng mục tiêu ghé thăm những trang web quan trọng hoặc thực hiện những hành động mà bạn muốn họ thực hiện.

Hãy nghĩ về những người mà ý kiến của họ thường dễ tác động đến bạn nhất. Đối với nhiều người, bạn bè và người thân là những nguồn tham khảo quan trọng. Tuy nhiên, khi bạn cần ý kiến chuyên môn hoặc ở ngoài khả năng hiểu biết của những người xung quanh, các chuyên gia trở thành người có tầm ảnh hưởng lớn. Vậy làm thế nào để thương hiệu của bạn có vẻ chuyên gia trong ngành?

Lời giải nằm ở inbound marketing – phương pháp thiết lập mối quan hệ dài hạn với khách hàng dựa trên sự tin tưởng và những lời khuyên hữu ích! Cụ thể hơn, inbound marketing là phương thức quảng cáo dựa trên nguyên tắc ‘cho đi và nhận lại’: bạn cung cấp gợi ý khách quan giúp khách hàng tự tìm ra đáp án cho vấn đề của họ. Khi có nhu cầu, họ sẽ tìm tới bạn đầu tiên.

Để chuyển đổi người lạ thành khách hàng và khiến họ trở thành người quảng bá cho doanh nghiệp, một chiến dịch inbound marketing thường trải qua 4 giai đoạn:

  1. Thu hút (Attract): Lôi kéo đối tượng mục tiêu ghé thăm website của bạn.
  2. Thuyết phục (Convert): Thuyết phục họ đánh đổi thông tin để nhận lại một giá trị nào đó.
  3. Chăm sóc (Close): Chăm sóc những người để lại thông tin qua nhiều kênh, từ gửi email, remarketing cho tới liên hệ tư vấn.
  4. Tạo niềm vui (Delight): Tạo lý do cho khách hàng quay lại và coi bạn như nơi cung cấp những lời khuyên, gợi ý khi cần.

Outbound marketing là gì?

Outbound marketing là chiến lược thu hút đối tượng mục tiêu thông qua việc truyền đạt thông điệp đến đám đông. Để dễ hiểu hơn, hãy nghĩ về OOH hay TV chẳng hạn, nơi hàng trăm, hàng nghìn người đi ngang qua, trong đó chắc chắn có đối tượng mà bạn đang nhắm đến!

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những nơi đặt OOH, các kênh TV, báo đài được chọn lựa ngẫu nhiên. Thay vào đó, các nhà tiếp thị sẽ phải theo dõi ‘con mồi’, xác định hành vi và sở thích cụ thể để tìm ra những điểm chạm tối ưu. Trong quá khứ, những điểm chạm này thường giới hạn ở các kênh truyền thống như biển quảng cáo, báo, sự kiện PR, TV… – những kênh mà hiệu quả rất khó để đo lường và thường được coi là ‘thừa thì thêm, thiếu thì bớt’.

Trong thời hiện đại, điều này đã được cải thiện bởi chức năng định tuyến từ Facebook hay Google. Với khả năng định tuyến ngày càng chính xác, outbound marketing lại trở thành phương pháp ưa thích của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Do đó, nếu chỉ xem xét trong phạm vi các nền tảng số, tổng cộng, chiến dịch outbound thường không có sự khác biệt quá lớn so với performance marketing: cùng hướng tới sự tối ưu hiệu quả chuyển đổi dựa trên sự kết hợp đa kênh. Điều này giải thích tại sao đối với những ngành hàng tập trung vào sở thích cá nhân với giá trị không lớn, outbound marketing thường là phương pháp phù hợp nhất để ‘hồi vốn’ trong thời gian ngắn.

5 Điểm khác biệt cơ bản giữa inbound marketing và outbound marketing

inbound vs outbound e16334301541
5 Điểm khác biệt cơ bản giữa inbound marketing và outbound marketing

Giao tiếp một chiều V.S Giao tiếp đa chiều

  • Outbound marketing thường là phương thức tiếp cận một chiều, bạn truyền đạt thông điệp và chờ đợi phản hồi (TV, báo, OOH). Trên nền tảng digital, bạn có thể tận dụng ngữ cảnh để làm thông điệp của mình liên quan và bắt mắt hơn.
  • Inbound marketing chú trọng vào sự tương tác 2 chiều, sử dụng dữ liệu chân dung khách hàng để dẫn dắt họ tìm thấy nội dung thông qua quy trình marketing automation.

Sản phẩm V.S Khách hàng

  • Outbound marketing tập trung vào thông điệp về sản phẩm, tính năng, và ưu đãi.
  • Inbound marketing tập trung vào nhu cầu của khách hàng, thường bắt đầu từ câu hỏi “làm thế nào để…”

Khơi dậy nhu cầu mua V.S Xây dựng niềm tin

  • Outbound marketing nhắm đến tối đa hóa khả năng mua hàng.
  • Inbound marketing xây dựng mối quan hệ dựa trên giá trị thêm vào và hầu như không đề cập trực tiếp đến sản phẩm.

‘Lưỡng cư’ giữa 2 thế giới thực ảo V.S hoạt động trên nền tảng số:

  • Outbound marketing kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, thường là nền tảng cho chiến dịch tích hợp IMC.
  • Inbound marketing tập trung chủ yếu trên nền tảng số như blog, email và remarketing.

Khả năng đo lường – Khó V.S Dễ

  • Outbound marketing khi kết hợp online và offline có khả năng đo lường tương đối khó khăn.
  • Inbound marketing đòi hỏi sử dụng hệ thống CRM phù hợp để đo lường hiệu quả một cách dễ dàng.

Quy trình từng bước của Inbound Logistics và Outbound Logistics diễn ra như thế nào?

Inbound và Outbound là chuỗi cung ứng liền mạch bao gồm các hoạt động nhỏ kết nối với nhau để đảm bảo dòng chảy hàng hóa từ đầu vào đến đầu ra của doanh nghiệp.

Quy trình của Inbound Logistics

B1: Tìm kiếm nguồn cung ứng và mua sắm (Purchasing and Sourcing): Xác định, đánh giá nhà cung cấp, đàm phán giá và mua nguyên vật liệu.

B2: Ghi nhận đơn hàng (Recording and Receipts): Ghi nhận đơn đặt hàng và nhận biên lai sau thanh toán.

B3: Thông báo (Notification): Nhà cung cấp thông báo điện tử về thông tin lô hàng khi vận chuyển nguyên vật liệu.

B4: Hàng đến (Load Arrival): Di chuyển hàng hóa về sân/kho hoặc bên nhận hàng theo chỉ định của doanh nghiệp.

B5: Tiếp nhận (Receiving): Bốc dỡ, quét mã vạch, và kiểm kê hàng để đảm bảo đúng với đơn đặt hàng. Hàng sau đó được chuyển đến kho sản xuất hoặc cơ sở sản xuất.

B6: Logistics ngược (Reverse Logistics): Tiếp nhận, vận chuyển đơn hàng trả lại từ khách hàng, bao gồm hàng lỗi, vấn đề giao hàng, sửa chữa, v.v.

Quy trình của Outbound Logistics

B1: Đơn đặt hàng (Customer Order): Khách hàng đặt hàng qua các kênh bán hàng của doanh nghiệp.

B2: Xử lý đơn hàng (Order Processing): Xác nhận đơn hàng, kiểm tra tồn kho để đảm bảo có đủ hàng để đáp ứng đơn hàng.

B3: Bổ sung đơn hàng (Replenishment): Xác nhận đơn đặt hàng, bổ sung hàng tồn kho để thay thế sản phẩm khách hàng đã mua.

B4: Chọn hàng (Picking): Lựa chọn hàng từ kho dự trữ để hoàn tất đơn hàng.

B5: Đóng gói, tải và chất hàng (Packing, Staging & Loading): Đóng gói, dán nhãn và chất hàng lên xe tải.

B6: Vận chuyển và chứng từ (Shipping & Documenting): Gửi thông tin chi tiết đơn hàng cho khách hàng và vận chuyển hàng đến nhà phân phối hoặc đối tác.

B7: Giao hàng chặng cuối (Last Mile Delivery): Giao hàng từ nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Và nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về việc chọn lựa phương thức phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình, hãy thoải mái chia sẻ với chúng tôi để cùng tìm ra chiến lược hợp lý nhất nhé.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *