Tìm hiểu inbound logistics là gì, khác gì với Outbound

Inbound Logistics là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực Logistics và thường xuyên được đề cập khi nói về quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt, Inbound Logistics liên quan chặt chẽ đến quá trình nhập khẩu và quản lý các hoạt động đầu vào của chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong quá trình sản xuất. Dưới đây là một cái nhìn chi tiết về Inbound Logistics, quy trình hoạt động của nó và sự khác biệt so với Outbound Logistics.

hinh bia ACC 2
Inbound Logistics là gì?

Inbound Logistics là gì?

Inbound logistics, hay Logistics đầu vào, là quá trình quản lý nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng. Thuật ngữ này không chỉ đơn giản là kiểm soát nguồn nguyên liệu thô hoặc sản phẩm thành phẩm, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như phân phối, xử lý vật liệu, vận chuyển, kiểm soát tồn kho, và lưu trữ hàng hóa. Đây là giai đoạn quan trọng đầu tiên trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của các giai đoạn tiếp theo. Inbound logistics đòi hỏi sự chín chắn và tỉ mỉ từ đầu để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của toàn bộ hệ thống.

Quy trình hoạt động Inbound logistics

Quy trình hoạt động của Inbound Logistics bắt đầu khi có đơn đặt hàng. Từ kho lưu trữ, nguyên vật liệu được vận chuyển đến nhà máy hoặc cơ sở sản xuất theo kế hoạch sản xuất dựa trên khối lượng hàng hóa hoặc mức độ khẩn cấp.

Quá trình Inbound Logistics tập trung vào việc mua và lên kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến sản xuất và đến kho hoặc nhà bán lẻ. Nó cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu, theo dõi tồn kho và tối ưu hóa quá trình vận chuyển từ điểm xuất phát đến điểm nhận, có thể là nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng.

Thường, Inbound Logistics liên quan chặt chẽ đến tiêu chí “just in time” vì doanh nghiệp luôn muốn đảm bảo nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa bán thành phẩm đúng số lượng, chất lượng và đúng thời điểm để sản xuất. Một nhà máy có thể tạm dừng nếu nguồn cung nguyên vật liệu không đáp ứng được ba tiêu chí trên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất và tạo ra chi phí không cần thiết nếu không có nguyên liệu để hỗ trợ quá trình làm việc của nhân viên và duy trì hoạt động của nhà máy.

Outbound Logistics là gì?

Outbound Logistics đảm nhận phần sau của quá trình sản xuất để chuyển giao sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Nói một cách khác, Outbound Logistics (Logistics đầu ra) là quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa đến cửa hàng hoặc người tiêu dùng cuối cùng.

Để thực hiện Outbound Logistics một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải làm việc một cách tỉ mỉ và cẩn thận, vì quá trình này bao gồm nhiều bước khác nhau.

Quy trình hoạt động Outbound logistics

Bước 1: Đơn đặt hàng (Customer Order): Khách hàng đặt hàng qua các kênh bán hàng của doanh nghiệp.

Bước 2: Xử lý đơn hàng (Order Processing): Doanh nghiệp xác nhận đơn hàng, nhận số lượng yêu cầu, kiểm tra nguồn hàng tồn kho để đảm bảo có đủ hàng để đáp ứng đơn hàng.

Bước 3: Bổ sung đơn hàng (Replenishment): Hàng tồn kho dự trữ được chuyển đến kho lưu trữ chính để thay thế sản phẩm mà khách hàng đã mua. Quá trình này có thể kích hoạt sản xuất thêm hàng hoặc đặt hàng nguyên liệu thô từ nhà cung cấp để duy trì mức tồn kho ổn định.

Bước 4: Chọn hàng (Picking): Nhân viên kho lựa chọn hàng hóa từ kho dự trữ để hoàn tất đơn hàng.

Bước 5: Đóng gói, tải và chất hàng (Packing, Staging & Loading): Nhân viên đóng gói, dán nhãn, và tạo hồ sơ theo yêu cầu nội bộ và của khách hàng. Sau đó, hàng được chất lên xe tải.

Bước 6: Vận chuyển và chứng từ (Shipping & Documenting): Đơn hàng rời kho và được vận chuyển cho các nhà phân phối hoặc đối tác. Hệ thống của công ty ghi lại thông tin chi tiết và gửi cho khách hàng để theo dõi.

Bước 7: Giao hàng chặng cuối (Last Mile Delivery): Đơn hàng được vận chuyển từ nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics?

inbound logistics la gi 16794763
Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics?

Giống nhau: Cả hai là thuật ngữ thường được sử dụng cùng nhau trong chuỗi cung ứng. Đây là hai giai đoạn quan trọng, có sự liên kết mật thiết với nhau.

Khác nhau:

Tiêu chíInbound LogisticsOutbound Logistics
Xu hướngĐầu vàoĐầu ra
Tập trungCung ứngNhu cầu
Vai tròTiếp nhậnGiao hàng
Quy trình thực hiệnQuá trình tìm kiếm, thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào đến nhà máy, gia công sản xuất.Quá trình lập kế hoạch phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Mối quan hệGiữa nhà cung cấp và nhà sản xuấtGiữa nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng cuối cùng
Quy trìnhXử lý nguyên liệu đầu vào (inward movement)Quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và giao hàng đến khách hàng cuối (outward movement)
Hoạt động chủ yếuThu mua, lưu trữ và vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất.Đóng gói và phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng.
Tối ưuTối ưu Just in time (JIT) được hiểu là đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết.Tối ưu chi phí, có nghĩa là tùy chọn sao cho các phương thức vận chuyển có hiệu quả về chi phí, đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và có thể giao hàng trong khung thời gian quy định.
Hoạch định chiến lượcCung cấp nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho nhà máy để sản xuất sản phẩm.Đáp ứng nhu cầu khách hàng, hỗ trợ quá trình bán hàng để tăng lợi nhuận.
Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *