Đạo đức trong Marketing đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh. Một sản phẩm tốt là sản phẩm hướng đến việc duy trì các nguyên tắc cơ bản về đạo đức. Vậy cụ thể đạo đức trong Marketing là gì? Nó quan trọng như thế nào? Hãy cùng YCC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết:
1. Đạo đức trong Marketing (Ethical Marketing) là gì?
Đạo đức trong Marketing được hiểu là quá trình các công ty tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của họ bằng cách không chỉ tập trung vào sản phẩm mà còn mang lại lợi ích cho các bên liên quan đồng thời đảm bảo trách nhiệm với xã hội và môi trường.
Đạo đức trong Marketing hay Ethical Marketing không chỉ là một chiến lược; nó là một triết lý. Đảm bảo quảng cáo trung thực và đáng tin cậy. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng thông qua các giá trị cốt lõi của công ty. Đó chỉ là hai trong nhiều cách đảm bảo đạo đức trong Marketing của doanh nghiệp.
2. Vì sao cần đến đạo đức trong marketing?
Đạo đức cần thiết với mọi lĩnh vực của đời sông, trong y tế, giáo dục, đặc biệt là trong kinh doanh. Tất cả các công ty cần những nguyên tắc đạo đức để lọc bỏ bản chất không tốt của thương trường cạnh tranh để có thể nhắm đến, thu hút và giữ chân những khách hàng tốt cho công ty”. Một doanh nghiệp muốn thành công, muốn đi được xa thì buộc phải là một doanh nghiệp có đạo đức.
Theo nghiên cứu của Wordstream có tới 92% người tiêu dùng trên thế giới lựa chọn mua sản phẩm / dịch vụ từ những doanh nghiệp có đạo đức. Khách hàng lựa chọn tin tưởng vào những thương hiệu có đạo đức dù giá thành có cao hơn chút bởi nó mang đến cho họ cảm giác an toàn.
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa thì sự thiếu đạo đức cũng khiến bộ phận marketing không có được một danh tiếng tốt, thậm chí làm cho danh tiếng thương hiệu ngày lao dốc không phanh.

3. Những ví dụ điển hình về Đạo đức trong marketing – Ethical Marketing
- TOMS
Đây là một thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Hoa Kỳ, nhưng nó cũng là doanh nghiệp được nhiều người biết đến bởi giá trị cốt lõi hướng tới cộng đồng của mình.
Được thành lập năm 2006 bởi Blake Mycoskie, một doanh nhân trẻ đến từ Texas. Trong chuyến đi tới Argentina, Blake thấy được cuộc sống của người dân nơi đây khó khăn tới cỡ nào khi thiếu đi chiếc giày. Đó là một trong những lý do khiến vị doanh nhân này thành lập TOMS.
- Farmer Direct Co-op
Chắc hẳn bạn đã từng đọc rất nhiều bài báo về ngành nông nghiệp có thể gây rùng mình. Kiểu như, để làm ra được mẻ gan ngỗng hảo hạng, những con ngỗng ở đây bị ép ăn cho tới chết. Hay hàng triệu con gà trống bị giết không thương tiếc từ khi chúng mới sinh ra, vì không có giá trị về mặt kinh tế.
Điều khiến Farmer Direct Co-op trở thành một trong những doanh nghiệp đạo đức nhằm ở chiến dịch Marketing của họ. Hợp tác xã tận dụng triệt để các kênh truyền thông hiện đại (như mạng xã hội, website,…) để tuyên truyền cho khách hàng những bí quyết ăn uống lành mạnh, quy trình nông nghiệp xanh, bền vững.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Làm thế nào để thực hiện tốt đạo đức trong marketing?
Chúng ta đang sống trong môi trường văn minh, hiện đại thì marketing cũng phải hướng đến đạo đức và sự tử tế. Việc nên làm đầu tiên chính là cải thiện niềm tin của công chúng vào các cuộc truyền thông marketing. Ba trong số đó là: giữ đúng lời hứa, đánh giá và giải trình trách nhiệm và cuối cùng là cư xử hợp đạo đức. Marketing có đạo đức không bao giờ lừa dối hay thoái thác trách nhiệm trước khách hàng trong bất cứ trường hợp nào. Ai đúng, ai sai thời gian sẽ làm rõ, giấy không thể nào gói được lửa. Điều mà doanh nghiệp cần làm là giữ cho mình sự thẳng thắn và hãy trung thực với nhau.
4.2 Những nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong Marketing
- Công bằng: Hay cụ thể hơn là thiết lập công bằng làm nguyên tắc ra quyết định trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cam kết giá cả, lương thưởng hợp lý, và phát triển bền vững.
- Trung thực: Nền tảng của hành vi đạo đức là tính trung thực. Các công ty trung thực sử dụng truyền thông để cung cấp thông tin thực tế về chức năng và tác động của sản phẩm hay dịch vụ. Ta có thể hiểu đơn giản là quảng cáo mà không cố gắng gây hiểu lầm hay nhầm lẫn.
- Trách nhiệm: Các doanh nghiệp có thể nhấn mạnh trách nhiệm của mình theo nhiều cách. Chúng bao gồm nghĩa vụ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đáng tin cậy, hỗ trợ các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng, đối xử tôn trọng với nhân viên hoặc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động bền vững.
- Minh bạch: Hay nói cách khác là công khai về hoạt động của công ty bạn. Đặc biệt là cách ứng xử với nhân viên, tính bền vững của văn hoá công ty cũng như tác động của sản phẩm hay dịch vụ đến xã hội, môi trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Đạo đức trong marketing mà YCC đem đên cho độc giả. Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn thành công!