Cách thiết kế logo không chỉ là một nhiệm vụ đơn giản mà còn là một hành trình sáng tạo, nơi bạn có cơ hội biến ý tưởng và tâm huyết của mình thành biểu tượng đặc trưng cho thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu, quá trình này có thể trở nên hấp dẫn và thách thức đồng thời, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc xây dựng sự hiện diện trực tuyến.

Nội dung bài viết:
- BƯỚC 1: HIỂU TẠI SAO BẠN LẠI CẦN LOGO
- BƯỚC 2: NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN
- BƯỚC 3: TÌM NGUỒN THAM KHẢO THIẾT KẾ LOGO
- BƯỚC 4: NGHIÊN CỨU ĐỐI THỦ
- BƯỚC 5: CHỌN HÌNH DẠNG VÀ KIỂU LOGO PHÙ HỢP
- BƯỚC 6: CHÚ Ý ĐẾN MÀU SẮC CỦA LOGO
- BƯỚC 7: CHỌN FONT CHỮ CHO LOGO PHÙ HỢP VỚI THƯƠNG HIỆU
- BƯỚC 8: LỰA CHỌN BIỂU TƯỢNG CHO LOGO (NẾU CẦN)
- BƯỚC 9: TẠO LOGO
- BƯỚC 10: KIỂM TRA VÀ HOÀN THIỆN
BƯỚC 1: HIỂU TẠI SAO BẠN LẠI CẦN LOGO
Theo một cách lãng mạn, kinh doanh gần giống như một cuộc hẹn hò, bạn đang cố gắng thu hút đúng đối tượng khách hàng và làm cho họ yêu thích thương hiệu của bạn.
Vì vậy, hãy nghĩ về logo của bạn như avatar trong hồ sơ hẹn hò (như kiểu facebook dating chẳng hạn). Nó có gì để làm người khác quan tâm và cố gắng tìm hiểu thêm về bạn (hoặc bỏ qua vì bạn không dành cho họ).
Dĩ nhiên bạn muốn họ nhìn thấy những thứ tốt nhất của bạn show ra trên avatar.
Bởi logo là một phần thiết yếu trong thương hiệu, chắc chắn bạn muốn nó tốt nhất có thể. Tất cả các tài liệu marketing về thương hiệu của bạn sẽ có logo trên đó. Khách hàng sẽ nhìn chằm chằm vào nó trên web, bao bì và danh thiếp của bạn.
Một thiết kế logo chuyên nghiệp và tuyệt vời không chỉ có khả năng truyền đạt những gì bạn đại diện mà còn tạo ấn tượng tốt trong lần đầu tiên khách hàng bắt gặp, giúp bạn nổi bật so với đối thủ.
BƯỚC 2: NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN
Hầu hết chúng ta đều không thích nghiên cứu – tại sao phải làm cái này chứ? – nhưng đây thực sự là một bước quan trọng trong bất kỳ dự án lớn nào. Bạn cần nghiên cứu rất nhiều trước khi tạo ra logo.
Để logo của bạn có được sự thành công và lâu dài, bạn cần thiết lập một nền tảng vững chắc. Và để thiết lập một nền tảng vững chắc, bạn cần thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu để làm ra logo
Đừng nghĩ nghiên cứu là thứ gì đó ghê gớm, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về những câu hỏi sau:
- Ai là khách hàng lý tưởng của mình? Họ thích thương hiệu nào?
- Tìm ra khách hàng lý tưởng và thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn về thông điệp và logo.
Nếu bạn đã có một vài khách hàng (hoặc bạn bè, người thân phù hợp mà cá nhân bạn đang nhắm họ chính là khách hàng mục tiêu), đừng ngại nhấc điện thoại và nói chuyện với họ về lối sống của họ, quyết định mua hàng, thương hiệu yêu thích và những hiểu biết liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Nếu cần hãy làm một cuộc khảo sát nhỏ để hiểu xem khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng của bạn mong muốn có được điều gì từ logo của bạn.
Đối thủ của bạn đang làm gì?
Một cách tuyệt vời để có được ý tưởng thiết kế logo là phân chia logo và trang web của vài đối thủ cạnh tranh thành các phong cách bạn thích và không thích. Hay nói cách khác là hãy phân tích logo và trang web của họ xem điểm gì đã làm tốt và điểm nào chưa tốt theo góc nhìn của bạn (có thể tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm trong ngành).
Điều này sẽ giúp bạn hiểu bạn muốn đi theo hướng nào khi bạn bắt đầu tự thiết kế logo của riêng mình. Nó cũng sẽ giúp bạn phân biệt logo của bạn với các đối thủ cạnh tranh, điều này rất quan trọng!
3-5 tính từ mô tả thương hiệu của mình là gì?
Bước tiếp theo trong hành trình của bạn là tạo một danh sách các tính từ mà thương hiệu của bạn sẽ đại diện. Danh sách này cũng có thể bao gồm các tính năng, giá trị và lợi ích cụ thể mà bạn muốn thương hiệu/doanh nghiệp của mình được biết đến. Đây là vài ví dụ:
- Sáng tạo, thân thiện, dễ sử dụng…
- Phóng khoáng, dịch vụ khách hàng vượt trội…
- Tiếp thị thông minh, giá cả phải chăng…
Phải viết ra nhé!
Tạo một danh sách về cách bạn muốn mọi người cảm thấy khi họ nhìn thấy logo của bạn
Khi mọi người nhìn thấy logo của bạn, bạn muốn họ cảm thấy như thế nào? Bạn có muốn họ được kích thích, cảm thấy tràn đầy năng lượng hay không?
Hay bạn muốn họ có một cảm giác thư giãn, bình tĩnh? Những cảm xúc bạn muốn khơi gợi trong khách hàng và khán giả sẽ cho bạn biết rất nhiều về sứ mệnh và mục tiêu thương hiệu của bạn.
Tên công ty/doanh nghiệp/thương hiệu của mình là gì? Mình có cần slogan không?
Nếu bạn chưa có, đã đến lúc hoàn thiện tên công ty/thương hiệu/doanh nghiệp của bạn và quyết định xem bạn có muốn một câu slogan hay không, đó có thể là mô tả về những gì doanh nghiệp của bạn làm hoặc một cụm từ nào đó hấp dẫn.
Khi bạn đã đưa ra một vài lựa chọn tên thương hiệu tốt, hãy tự hỏi bốn câu hỏi sau để lựa chọn được tên thương hiệu:
- Nó có nguyên bản hay không? Đã có ai đăng ký bản quyền chưa?
- Nó có thân thiện/dễ bị hiểu nhầm không và dễ đánh vần không?
- Có sẵn (tên miền, fanpage, instagram v.v.) không?
- Mình có thích nó không?
Nếu câu trả lời cho mỗi câu hỏi này là CÓ! Thì bạn sẽ tiến một bước gần hơn để bắt đầu hành trình thiết kế logo của mình!
P/s: Nói cho ghê gớm chứ thật sự thì việc chọn tên thương hiệu đa phần phụ thuộc vào tên miền và bản quyền có còn hay không. Bạn nghĩ ra cái tên, check ngay lập tức và đăng ký ngay tên miền đi nhé, .vn hay .com đều ổn cả. Mình thường sử dụng trang web Instant Domain Search để tìm xem tên miền đó có còn để chúng ta chọn hay không, nếu có thì nhớ đăng ký ngay nhé! ????
Mình sẽ sử dụng logo nhiều nhất ở đâu?
Nơi bạn dự định logo sẽ xuất hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế của bạn. Có thể bạn sở hữu một công ty xây dựng và dự định sử dụng logo của bạn trên áo thun nhân viên, đề can dán xe và các bảng hiệu.
Hoặc nếu bạn là một doanh nghiệp tư vấn, agency… sử dụng logo chủ yếu online – trang web, landing page, các kênh truyền thông xã hội… thì hãy suy nghĩ về các ứng dụng quan trọng nhất và loại logo nào sẽ nổi bật.
Trong hầu hết các trường hợp, giữ cho thiết kế logo của bạn đơn giản với bố cục sạch sẽ, nó hoàn toàn có thể đẹp và xài tốt ở mọi nơi. Dưới đây là một vài vị trí phổ biến hay sử dụng logo:
Online: Tiêu đề trang web và favicon, chữ ký email, hóa đơn và biên lai
Social: Ảnh đại diện, ảnh bìa, bài đăng hình ảnh, quảng cáo
In ấn: Danh thiếp, tờ rơi, áp phích, đề can xe, quần áo, bao bì
Bạn có thể cần nhiều phương án logo thích hợp với các trường hợp riêng biệt, nhưng đó là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn kỹ hơn sau.
BƯỚC 3: TÌM NGUỒN THAM KHẢO THIẾT KẾ LOGO
Việc tìm nguồn cảm hứng cho thiết kế logo có thể là phần khó nhất đối với những người tự thiết kế logo. Đơn giản là việc tìm kiếm nguồn tham khảo cho logo của bạn. Khi tham khảo các nguồn dưới đây, hãy nhớ thực hiện ba bước quan trọng:
- Lưu lại những thiết kế ưa thích: Ghi chép những mẫu bạn thích ở những nơi dễ dàng xem lại.
- Xác định điểm bạn thích: Đặt câu hỏi về điểm cụ thể bạn thích ở mỗi thiết kế và ghi chú bên cạnh chúng.
- Ghi chú những điểm không muốn: Ghi chú những yếu tố bạn không muốn xuất hiện trong logo của mình.
Những hành động trên không chỉ hữu ích cho những người tự thiết kế logo mà còn quan trọng cho những người thuê designer. Hiểu rõ “gu” cá nhân của bạn sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Danh sách 9 trang web chọn lọc có nguồn tham khảo thiết kế logo chất lượng:
99designs:
- Một thị trường trực tuyến cho việc thuê freelancer hoặc tổ chức cuộc thi thiết kế logo.
- Đồng thời, đây là nơi để tham khảo portofolio của các designer trên khắp thế giới.
Pinterest:
- Công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, đặc biệt hữu ích để tìm tham khảo thiết kế logo.
- Nhiều freelancer và studio chia sẻ sản phẩm của họ với các tag tìm kiếm liên quan.
Behance:
- Kho lưu trữ tuyệt vời với sự hỗ trợ của Adobe, chủ yếu tập trung vào mọi thứ về thiết kế.
- Giao diện trực quan giúp dễ dàng tham khảo.
Awwwards:
- Nơi tập hợp thiết kế web xuất sắc trên thế giới.
- Đồng thời, bạn có thể xem thiết kế logo của trang web đó ở cả phiên bản PC và mobile.
Dribbble:
- Nền tảng thiết kế với nhiều phong cách và cách tiếp cận khác nhau.
- Có tính năng theo dõi designer và đánh giá sản phẩm, giúp bạn tham khảo đa dạng.
Instagram:
- Không chỉ là mạng xã hội mà còn là nơi designer chia sẻ sản phẩm của họ.
- Sử dụng hashtag như #logodesign để tìm kiếm hoặc theo dõi tài khoản chuyên về thiết kế logo.
Creative Bloq:
- Blog tập hợp xu hướng, tin tức và mẹo mới nhất về logo.
- Điểm đến tuyệt vời để cập nhật thông tin và ý tưởng thiết kế mới.
Logomoose:
- Thị trường trực tuyến cho cuộc thi thiết kế logo.
- Cập nhật liên tục với các thiết kế mới, giúp bạn luôn theo dõi xu hướng.
Abduzeedo:
- Blog tập trung vào mẹo và hướng dẫn thiết kế.
- Cung cấp cảm hứng cho logo, đặc biệt là với thiết kế hiện đại và trừu tượng.
Bắt đầu brainstorm ý tưởng cho logo bằng 5 cách đơn giản:
- Thực hiện quy tắc brainstorm: Đừng giữ ý tưởng trong đầu, viết ra tất cả ý tưởng, chọn đúng thời điểm, và để ý tưởng dâng trào.
- Tìm yếu tố thiết kế có thể kể câu chuyện: Chấp nhận yếu tố như kiểu logo, font chữ, màu sắc, phong cách để kể câu chuyện của bạn.
- Tham gia với mọi người: Sử dụng sự đa dạng của ý kiến từ đồng đội, bạn bè, hay khách hàng để có góc nhìn đa chiều.
- Suy nghĩ như khán giả của bạn: Đặt mình vào vị trí khách hàng để đảm bảo logo thu hút đúng đối tượng mục tiêu.
- Tìm kiếm thông điệp ngầm trong logo: Tìm hiểu các yếu tố thiết kế có thể gợi ý thông điệp ngầm và chọn giá trị quan trọng nhất để thể hiện.
BƯỚC 4: NGHIÊN CỨU ĐỐI THỦ
Bạn muốn biết nơi nào là lựa chọn tốt nhất để tìm kiếm ý tưởng? Đó chính là từ đối thủ cạnh tranh của bạn!
Hãy xem xét những gì đang tồn tại trên thị trường, những yếu tố đang tích cực tác động đến đối tượng của bạn và những điều bạn cần tránh. Khi quan sát các thương hiệu khác, hãy xem xét điểm khác biệt của bạn và cách bạn có thể làm nổi bật những khác biệt đó khi tự thiết kế logo.
Nếu tất cả các công ty/thương hiệu trong ngành của bạn đang sử dụng màu đơn sắc, có thể bạn nên chọn một màu nổi bật hơn. Nếu logo của họ theo kiểu truyền thống, có thể một logo hiện đại và vui nhộn sẽ thu hút sự chú ý.
Mục tiêu cuối cùng của việc nghiên cứu đối thủ là tìm ra điều làm cho logo của bạn khác biệt so với những người còn lại.
Hãy nhìn vào thị trường của bạn, xác định ai chiếm thị phần lớn. Họ có phải là đối thủ bạn muốn học hỏi và hướng đến một hệ thống hiệu quả và thị phần tương lai giống như vậy không? Không có gì tồi tệ khi học hỏi từ người khác.
Hãy xem xét logo của họ và trả lời một số câu hỏi:
- Cái gì làm tốt?
- Cái gì chưa tốt?
- Làm thế nào bạn có thể áp dụng những điểm tốt từ logo của đối thủ mà vẫn giữ được sự khác biệt của thương hiệu của bạn?
BƯỚC 5: CHỌN HÌNH DẠNG VÀ KIỂU LOGO PHÙ HỢP
Nắm bắt các hình dạng logo và ý nghĩa của từng loại hình dạng
Hình dạng logo biểu hiện nhiều tính chất khác nhau. Một số loại hình dạng logo và ý nghĩa của chúng đã được chia sẻ trong một bài riêng. Hãy đọc để lựa chọn hình dạng phù hợp với mong muốn của bạn.
Phân tích và chọn kiểu logo thông dụng
- Lettermark Logo của Nasa, IBM và HP là những ví dụ cho kiểu logo Lettermark. Các thương hiệu này sử dụng các chữ cái đầu tiên để tạo logo thay vì sử dụng toàn bộ tên, giúp rút ngắn và đơn giản hóa thiết kế. Đây là lựa chọn thích hợp cho các thương hiệu có tên dài hoặc chuyên về sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
- Wordmarks Disney, Coca-Cola, Google là ví dụ cho kiểu logo Wordmarks. Loại logo này chú trọng vào việc hiển thị toàn bộ tên thương hiệu một cách rõ ràng và dễ đọc. Wordmarks hoạt động tốt khi tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ và cần tạo sự khác biệt.
- Pictorial Marks Logo của Apple, Twitter và Playboy là ví dụ cho kiểu logo Pictorial Marks. Chúng sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để đại diện cho thương hiệu. Điều này giúp tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ, dễ nhận biết.
- Abstract Marks Logo Adidas, NBC News, Nike và Pepsi là ví dụ cho kiểu logo Abstract Marks. Loại logo này sử dụng hình ảnh trừu tượng hiện đại để tạo ra một biểu tượng duy nhất, không giới hạn bởi hình ảnh cụ thể.
- Mascots – Logo Linh vật Jollibee, KFC, Mr. Peanut là những ví dụ cho kiểu logo Mascots. Linh vật đại diện cho thương hiệu, tạo nên một hình ảnh thân thiện và tương tác với khách hàng, đặc biệt là trẻ em hoặc gia đình.
- Combination Marks Burger King, Doritos, McDonald’s là ví dụ cho kiểu logo Combination Marks. Chúng kết hợp giữa chữ viết và biểu tượng để tạo ra một logo linh hoạt và độc đáo.
- The Emblem – Logo Biểu tượng khung Harley-Davidson, Đại học Harvard, UPS, Warner Bros là ví dụ cho kiểu logo The Emblem. Logo này kết hợp tên thương hiệu với biểu tượng bên trong một khung, thường mang đến cảm giác truyền thống và đáng tin cậy.
Khi nào nên chọn Lettermarks, Wordmarks, Pictorial Marks, Abstract Marks, Mascots, Combination Marks hoặc The Emblem phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của thương hiệu của bạn.
BƯỚC 6: CHÚ Ý ĐẾN MÀU SẮC CỦA LOGO
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế. Mỗi màu sắc trong logo mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Tâm lý học đằng sau màu sắc có sự phức tạp, nhưng nói một cách ngắn gọn, mỗi màu sắc đều kết nối với cảm xúc và ý tưởng cụ thể.
Để hiểu thêm về lý thuyết màu sắc, hãy chắc chắn bạn đã đọc hướng dẫn chuyên sâu về màu sắc và ý nghĩa của chúng.
Phối Màu Không nhất thiết phải chọn chỉ một màu cho logo (tuy nhiên, bạn có thể kết hợp nhiều màu để kể một câu chuyện màu sắc hoàn chỉnh về thương hiệu). Để chọn những màu hài hòa với nhau, bạn có thể tham khảo bánh xe màu.
Phối Màu Tương Phản Phối màu tương phản là sự kết hợp giữa hai màu ở hai đầu đối diện trên bánh xe màu. Nó tận dụng những đặc tính tốt nhất của cả hai màu, tạo ra sự năng động và thú vị thông qua sự đối lập giữa chúng.
Phối Màu Tương Đồng Phối màu tương đồng là kết hợp giữa những màu gần nhau trên bánh xe màu. Nếu bạn muốn logo có sự hài hòa, những màu này sẽ phối hợp tốt với nhau.
Phối Màu Tam Giác Phối màu tam giác sử dụng ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu (hoặc một biến thể với tam giác cân). Cách phối màu này tạo ra hiệu ứng kích thích và táo bạo.
Số Lượng Màu Trong Logo Phần lớn các thương hiệu sử dụng từ 2-3 màu, và bạn cũng nên làm như vậy. Mặc dù có một số công ty (như Google, eHarmony và Slack) sử dụng nhiều màu trong logo, nhưng không khuyến khích lựa chọn này (trừ khi bạn làm chủ phối màu để tạo ra sản phẩm ưng ý).
Lưu Ý Dù bạn sử dụng bao nhiêu màu, hãy đảm bảo rằng logo vẫn hấp dẫn khi chuyển đổi sang phiên bản “toàn bộ đen” và “toàn bộ trắng”.
BƯỚC 7: CHỌN FONT CHỮ CHO LOGO PHÙ HỢP VỚI THƯƠNG HIỆU
Với hàng nghìn font để chọn, việc chọn một font phù hợp cho logo không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Mỗi font truyền tải một cảm xúc khác nhau và phải phù hợp với bản sắc và thuộc tính thương hiệu của bạn.
Hãy cùng tìm hiểu về các phong cách font và ý nghĩa hình ảnh của chúng để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.
Font Serif Font có chân ở phần kết thúc được gọi là font serif. Chúng mang đến cảm giác vượt thời gian, cao cấp và truyền thống. Font serif nổi tiếng nhất có lẽ là Times New Roman. Thường được sử dụng để thu hút nhóm đối tượng khách hàng trưởng thành.
Font Sans-serif Những font này không có chân, trông sạch sẽ và hiện đại hơn. Font sans-serif dễ đọc và hoạt động tốt trên các phương tiện trực tuyến/đồ họa.
Font Script và Handwritten Font script và handwritten thêm cái nhìn cá nhân vào logo, tạo nên sự trang trọng và sáng tạo. Tuy nhiên, chúng cũng cần được sử dụng một cách thích hợp để tránh gây khó đọc.
Font Display Font display là những font trang trí, được biến đổi từ font thông thường hoặc thiết kế đặc biệt để tạo dấu ấn cá nhân. Hãy cẩn trọng khi sử dụng chúng để tránh tình trạng không phù hợp với tính cách thương hiệu.
Typography là Một Câu Chuyện Dài Nhớ rằng Typography là một lĩnh vực rộng lớn trong thiết kế. Đây chỉ là một giới thiệu đơn giản về bốn loại font để bạn có cái nhìn tổng quan. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy nghiên cứu thêm.
BƯỚC 8: LỰA CHỌN BIỂU TƯỢNG CHO LOGO (NẾU CẦN)
Nếu bạn nghĩ rằng logo cần phải có một biểu tượng đi kèm, hãy xem xét lại ý kiến đó. Không nhất thiết logo phải có biểu tượng. Sony, Samsung, Coca-Cola, Google… vẫn tồn tại mạnh mẽ mà không cần biểu tượng.
Nếu bạn muốn thêm biểu tượng, đảm bảo rằng nó phản ánh đúng thương hiệu của bạn và không gây nhầm lẫn với đối tượng mục tiêu.
Ví dụ: nếu bạn là một Huấn luyện viên cá nhân (PT), tránh sử dụng biểu tượng giỏ hàng tạp hóa trong logo của bạn. Sự hiệu quả, cơ bắp, hoặc thậm chí những biểu tượng mạnh mẽ như tia chớp có thể truyền đạt rõ ràng về dịch vụ của bạn.
Hãy tạo ra những biểu tượng có ý nghĩa liên quan và thử kết hợp chúng. Hãy nhớ, đừng làm mọi thứ quá phức tạp và đừng dành quá nhiều thời gian ở giai đoạn này. Quan trọng nhất là có logo để bắt đầu công việc của bạn!
Hạn chế thời gian giai đoạn này, tốt nhất là trong vòng 48 giờ. Bạn không cần phải tạo ra một logo hoàn hảo (điều này thậm chí cả người thiết kế cũng khó có thể làm được). Quan trọng nhất là bạn đã có logo để khởi đầu công việc của mình!
BƯỚC 9: TẠO LOGO
Cuối cùng, chúng ta đã đến bước tạo logo sau một chuỗi các bước. Haha!
Nếu bạn đã làm việc chăm chỉ, bạn sẽ nhận ra rằng những bước trước đó của bạn đã tạo ra một lượng kiến thức khổng lồ. Chúc mừng bạn! ????
Dưới đây là 3 sự lựa chọn DIY (Tự làm) cho logo của bạn:
Lựa chọn 1: Tự thiết kế mọi thứ từ đầu. Nếu bạn đã có kinh nghiệm thiết kế và có khả năng sử dụng các phần mềm như Adobe Illustrator hoặc Photoshop, việc tự thiết kế logo từ đầu là một lựa chọn hợp lý. Việc thuê một designer để tạo logo ngay từ đầu có thể tốn kém, đặc biệt nếu bạn có nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng lại có kỹ năng.
Lựa chọn 2: Tự thiết kế dựa trên template, mẫu có sẵn (với điều kiện phải mua template nếu cần). Một lựa chọn khác là bắt đầu với các template có sẵn. Có một số công ty và trang web cung cấp các mẫu logo miễn phí hoặc trả phí, và sau đó bạn có thể tùy chỉnh chúng bằng cách sửa tên công ty, màu sắc, v.v.
Hãy lưu ý hai vấn đề với phương pháp này:
- Các mẫu này có thể không tùy chỉnh được nhiều.
- Có thể có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn công ty khác có thiết kế logo gần giống với bạn.
Lựa chọn 3: Sử dụng các công cụ tạo logo trực tuyến. Có nhiều công cụ tạo logo trực tuyến trên thị trường. Bạn có thể tìm kiếm từ khóa “online logo maker”, “make logo online”, “create logo online” để có nhiều lựa chọn. Thông thường, các tùy chọn này không đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu bạn chọn được một phương án phù hợp với hầu hết yêu cầu của bạn, hãy chọn ngay!
BƯỚC 10: KIỂM TRA VÀ HOÀN THIỆN
Sau khi bạn tự thiết kế một hoặc một số logo, đây là lúc thực hiện một số thử nghiệm. Dưới đây là một số câu hỏi bạn cần xem xét trước khi hoàn thiện thiết kế logo của mình:
- Logo của bạn có thể thu phóng (scalable) được không? Logo cần phải có khả năng thu phóng và thu nhỏ mà không làm mất chất lượng. Sử dụng file vector sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
- Logo của bạn có ổn trong phiên bản all-black hoặc all-white không? Một phiên bản all-black và all-white của logo giúp nó linh hoạt, có thể sử dụng trên nhiều nền và môi trường khác nhau. Hãy đảm bảo logo vẫn rõ ràng và hiệu quả trong cả hai trường hợp.
- Bạn cần nhiều phiên bản logo khác nhau để phù hợp với các vị trí đặt khác nhau không? Xem xét việc tạo các phiên bản khác nhau của logo để phù hợp với các vị trí và kích thước đặt khác nhau. Thử nghiệm trên các mock-up sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả.
- Có cần thiết lập brand guidelines không? Nếu bạn muốn thương hiệu của mình phát triển mạnh mẽ, việc tạo bộ brand guidelines với hướng dẫn về logo, bảng màu, kiểu chữ, và các quy tắc khác là quan trọng.
- Có thể xếp chồng hoặc sắp xếp lại logo theo ý đồ không? Thử nghiệm việc xếp chồng hoặc sắp xếp lại các yếu tố trong logo để tối ưu hóa sự linh hoạt trên các kênh truyền thông khác nhau.
Cuối cùng, hãy thử nghiệm trên nhiều nền và môi trường để đảm bảo logo hoạt động hiệu quả. Tạo brand guidelines sẽ giúp bảo đảm sự nhất quán trong việc sử dụng logo trên toàn bộ thương hiệu của bạn.
Cuối cùng, Cách thiết kế logo không chỉ là việc sắp xếp hình ảnh một cách ngẫu nhiên. Đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật và chiến lược thương hiệu, nơi mà mỗi chi tiết đều đóng góp vào việc kể một câu chuyện đặc biệt. Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay một nhà thiết kế có kinh nghiệm, quy trình thiết kế logo luôn là một cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa. Hãy để chiếc logo của bạn là ngôn ngữ riêng, một dấu ấn duy nhất mà mọi người sẽ nhớ về thương hiệu của bạn. YCC hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn!